Hướng dẫn chi tiết San nền từ số liệu Khảo sát theo lưới Ô vuông phần mềm Qsurvey

Chủ nhật - 07/04/2024 04:00
Qsurvey trân trong giới thiệu đến anh chị. Hướng dẫn chi tiết San nền theo lưới ô vuông, từ nhập liệu số liệu Khảo sát đến xuất kết quả chi tiết lên lưới ô vuông, xuất bảng tổng hợp, bảng hàng cột và bảng Excel khối lượng chi tiết.
KQ
KQ
I. DỮ LIỆU ĐẦU VÀO
- File tọa độ, cao độ khảo sát hiện trạng ban đầu là file csv, txt hoặc file dwg có sẵn (tạm gọi là cao độ tự nhiên)
- File tọa độ, cao độ khảo sát sau khi san lấp hoặc nạo vét là file csv, txt hoặc file dwg có sẵn (tạm gọi là cao độ thiết kế)
- Đường ranh giới tính toán san nền.
1. Phun điểm đo cao độ tự nhiên và thiết kế + vẽ đường ranh giới san nền (Lệnh RDT).
Tại màn hình Autocad vào Tiện ích > Rải đối tượng dạng text từ file tọa độ (có thể để mặc định nếu rải điểm chi tiết).
Rải điểm cao độ dạng text
Rải điểm cao độ dạng text
Ở đây tôi chọn rải cao độ là text, cao chữ để là 1, số lẻ thập phân là 2 (có thể điều chỉnh tùy nhu cầu của bạn) > chọn file số liệu khảo sát cao độ tự nhiên để rải lên bản vẽ > số liệu sẽ hiển thị lên Autocad > Tại màn hình Autocad nhập lệnh LA và đổi tên layer cao độ vừa rải > để tiếp tục thực hiện rải điểm với file khảo sát cao độ thiết kế.
Sau khi rải điểm cao độ tự nhiên, cao độ thiết kế xong, tiến hành vẽ đường bao cần tính toán san nền, lỗ thủng (nếu có).
Ta có số liệu đầu vào đầy đủ để tính san nền hoặc các bạn biên tập file dwg đầy đủ số liệu đầu vào như trên từ các phần mềm khác.
3
Cao độ tự nhiên - Cao độ thiết kế

II. TÍNH TOÁN SAN NỀN
1. Thiết lập thông số cơ bản san nền (Lệnh DTSC).

- Thiết lập Text Style (Là Font chữ hiển thị khối lượng tại nút giao ô lưới + ô lưới).
- Nhập các thông số Attribue (Cao chữ để hiển thị khối lượng, mặc định là để hiển thị cho ô lưới 10x10 nếu tính ô lưới khác người dùng nhập điều chỉnh tham số khác cho phù hợp).
2. Tạo mô hình bề mặt tự nhiên - thiết kế (Lệnh TIN).
-
 Tạo mô hình tự nhiên, thiết kế từ Point, Text, Block.
- Tạo mô hình tự nhiên, thiết kế từ Đường đồng mức.
- Để loại bỏ cạnh tam giác quá dài nếu thấy không phù hợp với thực tế ta nhập tham số cạnh tin Max để loại bỏ cạnh tam giác đó.
tin
Xác định đối tượng tạo bề mặt địa hình

Lưu ý:
+ Lưới tam giác phải bao trùm toàn bộ đường ranh giới tính san nền để tính phần mềm toán chênh cao giữa 2 bề mặt (nếu thiếu chương trình sẽ tự động thoát khi tính toán).
+ Có thể tạo Bề mặt tự nhiên, Bề mặt thiết kế riêng bằng cách vào lệnh 1 lần hoặc có thể khai báo 2 bề mặt bằng 2 lần vào lệnh sau đấy Ok chương trình tự vẽ lưới tam giác bề mặt.

Ở đây với số liệu khảo sát rải lên là text chúng ta Tạo mô hình từ text .
mh2
Bề địa hình mặt tự nhiên, Bề địa hình mặt thiết kế

3. Chọn vùng san nền - Tạo Ô lưới :
Mặt bằng san nền đa giác (Lệnh DVCT1).

Chọn đường biên công trình > Xác định hướng chia ô lưới (ranh giới san nền là 1 Poyline kín).
+ Canhdai: Tạo ô lưới Theo cạnh dài nhất của đường ranh giới tính san nền.
+ Pickgoc: Góc ô lưới sẽ xoay theo 2 hướng do người dùng Pick điểm.
+ Loại bỏ vùng không tính san lấp (Lỗ thủng nếu có) nếu vùng san nền có khu không tính san nền thì tích vào và khai báo vùng để loại chúng ra, nếu tính cả thì bỏ qua bước này.
+ Nhập kích thước ô lưới cần tính toán 5m, 10m, 20m...vv, tùy thuộc vào nhu cầu tính toán của người dùng, hông thường là 10mx10.
Gộp các ô lưới nhỏ: (Lệnh GOL)
Thu gọn ô lưới tự động: Nhập ô có diện tích nhỏ cần gộp vào ô lớn bên cạnh.
Thu gọn ô lưới thủ công: Quét chọn lần lượi 2 ô lưới cạnh nhau sẽ gộp vào ô lớn hơn.
10x10
Tạo ô lưới tính san nền

4. Ghi cao độ tự nhiên (Lệnh CDTN1).
- Chọn đường biên công trình: Bỏ qua bước này vì đã khai báo từ ban đầu
- Ghi cao độ tự nhiên lên nút giao ô lưới: Phần mèm sẽ tự động tính toán và ghi cao độ tự nhiên lên tất cả góc lưới ô vuông
- Bóc lớp hữu cơ: Trường hợp san nền vùng ao hồ, đầm lầy, nếu cần đào đi lớp hữu cơ thì nhập chiều sâu và, Nếu không bóc lớp hữu cơ thì bỏ qua bước này.
gcdtn
Ghi cao độ tự nhiên lên nút giao ô lưới

5. Ghi cao độ thiết kế (Lệnh CDTK1).
- Chọn đường biên công trình: có thể bỏ qua bước này vì đã khai báo từ ban đầu.
- Chọn kiểu tính cao độ thiết kế.
 Theo quy luật dốc: 
+ Bằng phẳng: San nền đến 1 cos thiết kế bằng phẳng tại mọi điểm (nếu chọn mục này thì chỉ cần nhập cao độ thiết kế vào mục Cao độ thiết kế tại đường chuẩn, (có thể bỏ qua bước này vì đã lưới tam giác thiết kế ở trên).
+ Dốc 1 phía: san nền lấy dốc theo % nghiêng về 1 phía (khai báo cao độ thiết kế và chọn hướng dốc).
+ Dốc 2 phía: san nền lấy dốc theo % nghiêng về 2 phía (khai báo cao độ thiết kế và chọn hướng dốc).
Theo lưới thiết kế TIN·: 
- Nếu tạo lưới tam giác thiết kế ở bước 2 thì tích chọn vào mục này để chương trình tính toán và ghi cao độ thiết kế lên nút giao ô lưới.
Chương trình luôn tính toán để đưa ra cao độ cân bằng đào đắp cho người dùng tham khảo để làm căn cứ tính cao độ thiết kế sao cho hợp lý. Nếu là Cân bằng đào đắp thì cao độ này chỉ là giá trị sơ bộ ban đầu.
olo
Cao độ trên nút giao ô lưới

6. Thiết kế mái Taluy (Lệnh TKTL).
Nhập độ dốc của mái Taluy: Trường vùng san nền có thiết kế mai taluy thì khai bá.
- Độ dốc mái taluy đào chủ đạo (1/i): là độ dốc đào cho tất cả cạnh của ranh san nền.
- Độ dốc mái taluy đắp chủ đạo (1/i): là độ dốc đắp cho tất cả cạnh của ranh san nền.
tktl2
Khai báo độ dốc taluy đào, đắp

- Taluy đặc biệt: Khi vùng san nền có chỉ có 1 cạnh tính Taluy hoặc các cạnh nào đó mà không phải tính hết thì chọn cạnh và nhập tỉ lệ dốc đào đắp của mái Taluy. Trường hợp chỉ tính taluy 1/2 của 1 cạnh thẳng nào đó thì dùng lệnh APP để thêm đỉnh cho cạnh đấy mục đích để giới hạn đoạn taluy giữa 2 đỉnh.
7. Tính khối lượng đào đắp.
Mặt bằng san nền đa giác (Lệnh TTT1).
Screenshot (67)
Xuất kết quả san nền

Lệnh này dùng để tính chênh cao giữa 2 bề mặt địa hình, xuất ra khối lượng đào, đắp cho vùng cần tính toán san nền. Quá trình tính khối lượng người dùng có thể chọn các tùy chọn:
- Bỏ qua các ô lưới có thể tích tính toán quá nhỏ để không làm rối bản vẽ.
- Cân bằng đào đắp (có thể bỏ qua nếu không tính cân bằng đào đắp) Nếu tính thì người dùng phải nhập thêm 2 thống số:
+ Hệ số quy đổi đất đào và đất đắp: là tỉ số giữa khối lượng đất đào/khối lượng đất đắp tại mặt bằng sau khi đã đầm nén ổn định.
+ Khối lượng đất muốn lấy bớt: là khối lượng đất cần lấy đi, để khối lượng đất đắp cân bằng với khối lượng đào. Giá trị này có thể dương (nếu lấy bớt) có thể âm (nếu đắp vào).
- Khi tính cân bằng đào đắp chương trình sẽ chạy vòng lặp để chọn con số thiết kế hợp lý nhất. Quá trình tính cân bằng đào đắp sẽ không hội tụ tuyệt đối khối lượng đào = khối lượng đắp vì giá trị làm tròn đến 2 chữ số.
- Độ chính xác ghi kết quả bảng khối lượng trên Autocad: Nhập số lẻ cần hiển thị (số lẻ càng nhiểu khi cộng tổng các giá trị như diện tích, khối lượng sẽ chính xác cao hơn vì bỏ qua được giá trị do làm tròn số khi tính toán).
- Xuất khối lượng chi tiết ra Excel: Tích chọn Xuất bảng khối lượng ra Excel và chọn nơi lưu gồm đuôi xls hoặc csv do người dùng tùy chọn (xls sẽ chạy lâu hơn do đợi quá trình ghi dữ liệu).
 - Dữ liệu xuất ra bao gồm: Cao độ tự nhiên, thiết kế các góc ô lưới, chênh cao 4 góc ô lưới, diện tích trung bình ô lưới, diện tích ô lưới, khối lượng đào, khối lượng đắp, khối lượng bóc hữu cơ, tổng hợp khối lượng đất đào, đắp.
qsv sn

- Sau khi chọn các thông số phù hợp chương trình sẽ tự động tính toán ghi kết quả lên mặt bằng bao gồm: Tên ô lưới, diện tích, khối lượng (Khối lượng đào sẽ có Block màu đỏ, khối lượng đắp có Block màu xanh)
kl

- Chèn bảng tổng hợp khối lượng:
+ Khối lượng đất đào mặt bằng.
+ Khối lượng đất đắp mặt bằng.
+ Khối lượng đất đào taluy.
+ Khối lượng đất đắp taluy.
+ Khối lượng đất đào hữu cơ.
+ Khối lượng đất thừa.
+ Cao độ trung bình để tính cân bằng đào đắp.
+ Tổng diện tích san lấp.
- Bảng khối lượng chi tiết theo hàng, theo cột:
+ Khối lượng, diện tích theo từng hàng
+ Khối lượng, diện tích theo từng cột
-Lưu ý: Khi xuất ra khối lượng trên mặt bằng Autocad để điều chỉnh độ to nhỏ của vòng tròn khối lượng, cao độ thể tích ta vào San nền > Các lệnh phụ trợ > Hiệu chỉnh các Block để Scan lớn, bé 2 block trên mặt bằng theo kích thước như ý của người dùng.

8. Vẽ mặt cắt tự nhiên:
MC
Mặt cắt tự nhiên

Người dùng vạch đường cắt qua lô san nền, phần mềm sẽ mô phỏng bề mặt tự nhiên (xanh nước biển) và bề mặt thiết kế màu tím từ đó người dùng có thể hình dung được bề mặt địa hình của khu san nền.

Lưu ý: Người dùng có thể sử dụng thêm 1 số lệnh Phụ trợ như vẽ mặt cắt tự nhiên, hiệu chỉnh blokc cao độ, thể tích, vẽ mặt cắt tự nhiên, xóa các đối tượng trên bản vẽ mà phần mềm San nền tạo ra.
KQ
Kết quả tính toán san nền

Trên đây Qsurvey đã hướng dẫn anh chị chi tiết tính toán khối lượng san lấp theo lưới ô vuông bằng phần mềm Qsurvey.
Trân trong cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi !.
***
Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại LQ cung cấp dịch vụ khảo sát địa hình, dịch vụ đo đạc, dịch vụ đo vẽ bản đồ, dịch vụ trắc địa và địa chất công trình. Với đầy đủ các dịch vụ phục vụ công tác khảo sát địa hình các tỉ lệ và theo quy phạm bản đồ. Cung cấp phần mềm biên tập, xử lý số liệu trắc địa Qsurvey.

Thông tin liên hệ sử dụng phần mềm Qsurvey.
  • Công ty TNHH Xây Dựng và Thương Mại LQ
  • Đại diện : Hoàng văn Long
  • VPGD: Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa
  • Hotline, Zalo: 0987.106.590
  • Website: QsvPro.com

Tác giả: qsvpro

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thăm dò ý kiến

Lợi ích, hoạt động của phần mềm QSV là gì ?

3
 
Văn Phòng đại diện

khóa







Khóa Phần mềm
 
z4125609678483 4b16949cf80c6016b6db2b37b9ab7d23
Báo giá phần mềmbq
















Bản quyền phần mềm Qsurvey
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi